Bạn đang muốn tự sơn lại phòng, ngôi nhà của mình và cần tìm một bản hướng dẫn sơn chi tiết nhất từ chuẩn bị dụng cụ ra sao cho đến cách pha sơn nước cũng như quy trình sơn chuẩn thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Cùng sơn ZPaint tìm hiểu ngay hướng dẫn sơn nhà đúng quy trình cực kỳ đơn giản sau đây nhé.
1. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu sơn nhà
1.1. Chuẩn bị dụng cụ sơn
- Chổi quét, con lăn sơn (hoặc súng phun).
- Giấy nhám (dùng để xả lớp sơn cũ với nhà cũ hoặc để xả nhám lớp bột trét).
- Giấy và băng dính (để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, chân tường tránh để sơn dính ra ngoài).
- Một số dụng cụ pha sơn như xô, gậy để khuấy trộn sơn.
- Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính).
1.2. Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn
Để việc thi công sơn dễ dàng và đảm bảo chất lượng thì cho dù là tường nhà mới hay nhà cũ bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau: Sạch – Khô – Ổn định:
Sạch: Để mặt sơn đảm bảo sạch sẽ cần thao tác làm sạch như sau:
- Chất dơ, bụi: Lau chùi bằng khăn ướt nhẹ nhàng lao sạch chất dơ, bụi trên tường. Nếu cần thiết có thể sử dụng chất tẩy nhẹ để làm sạch vết dơ và bụi.
- Rêu/Nấm: Xối thật mạnh với nước sạch hoặc bằng dụng cụ đục, cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu nấm. Sau khi xử lý sau vết rêu – nấm cần để mặt tường khô thoáng.
- Vết dầu/mỡ: Làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và sử dụng ít dung môi nếu cần thiết, chà thật kĩ vết dầu mỡ để hạn chế tối đa tình trạng bám sót lại.
Khô: Mặt tường bắt buộc phải khô để đảm bảo tiêu chí sơn mịn và đẹp. Bạn có thể đo lường độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm Sovereign.
- Phần nề: Độ ẩm <6% (hoặc <16% nếu sử dụng máy đo Rotimeter Mini BLD 2000)
- Gỗ: Độ ẩm <10%. Cần kiểm tra có thấm nước hay không để đảm bảo lúc sơn không xảy ra sự cố.
Ổn định: Tường trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt ổn định khô – phẳng – mịn, không bong tróc, không rạn nứt. Vậy nên với các mảng sơn cũ, bề mặt không ổn định cần phải thao tác trực tiếp tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát cạo hết mảng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.
1.3. Hướng dẫn cách pha sơn nước – sơn tường nhà
Các bước pha sơn nước
- Bước 1: Đọc kỹ tài liệu, hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để xem độ pha loãng tối đa là bao nhiêu (tùy vào loại sơn và dụng cụ dùng để sơn)
- Bước 2: Pha loãng sơn (bằng nước sạch hoặc dung môi) theo mức tối đa trong tài liệu nhưng để đạt kết quả tốt nhất thì không nên pha loãng.
- Bước 3: Trộn thật đều
1.4. Kinh nghiệm khi tự sơn nhà
Để bức tường sau khi sơn được hoàn hảo, phẳng mịn thì bạn cần đảm bảo chú ý những điều sau đây trước khi tiến hành sơn:
- Bảo vệ những phần không sơn: Trước khi tiến hành sơn phòng bạn cần di chuyển hoặc che chắn nội thất trong phòng, cần che chắn cả nền nhà và cửa sổ. Với các đường viền, bạn có thể dán băng dính trắng để tránh mảng tường không cần sơn. Đặc biệt, cần đảm bảo ổ điện được che kín để sơn không dính vào gây mất thẩm mỹ.
- Lưu ý kiểm tra kỹ một vài vị trí thường xảy ra khiếm khuyết như: bồn cây, lan can, đầu hồi dễ bị thấm nước nên cần xử lý chống thấm trước khi sơn.
- Các vị trí như ổ điện, cầu thang, chân tường, cạnh cửa thường được dặm vá, trám trét lại nhiều và kéo dài dẫn đến dễ bị lệch màu, bong tróc không đồng đều với những mảng tường lớn.
- Chuẩn bị lượng sơn: Để tránh lãng phí và dư thừa quá mức sơn, trước khi sơn bạn cần có dự tính số lượng sơn. Chú ý đo kích cỡ căn phòng, trừ ra phần cửa sổ để biết được bạn cần chuẩn bị bao nhiêu sơn.
2. Quy trình, cách sử dụng sơn nội, ngoại thất tại nhà
2.1. Bột bả ZPaint (hay còn gọi là bột trét)
Bột bả ZPaint là bước đệm cần thiết để bề mặt tường mịn phẳng hơn, giúp sơn bám chắc, bền và mượt mà. Trong bột bả có các chất kết dính, chất độn và phụ gia để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
Quy trình thi công bột bả như sau:
2.1.1. Chuẩn bị bề mặt:
– Dùng đá mài mài sơ qua bề mặt cần bả,sơn.
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt có thể dùng chổi,súng phun hơi hoặc rửa bằng nước sạch.
2.1.2. Trét bột bả
- Trét bột bả:
- Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả :
– Độ ẩm của bề mặt cần bả : 25 đến 30 %
– Bề mặt quá khô có thể lăn nước sạch trước khi trét bột.
Khuyến cáo :
Không bả bột khi tường quá khô hoặc quá ẩm.
- Trộn bột bả ZPaint với nước :
– Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
– Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.
– Dùng máy hoặc tay trộn đều.
– Chờ từ 7 đến 10 phút để hoá chất phát huy hết tác dụng.
Khuyến cáo :
Không dùng nước nhiễm phèn,nhiễm mặn.
Chỉ trộn bột đủ làm trong 03h. Hết trộn tiếp,không trộn thừa.
Cần tránh không để cát,bụi rơi vào bột trét.
- Trét bột bả :
– Dụng cụ : Dao bả,bàn bả
– Trét 01 lớp chờ khô trét tiếp lớp 2
– Thời gian giữa 2 lớp phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí,nhưng thời gian tối thiểu là 03h.
Khuyến cáo :
Tổng độ dày 02 lớp bột trét không quá 3mm - Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét.
– Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
– Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
Lưu ý : Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.
Khuyến cáo :
Cát,bụi sau khi xả nhám cần quét dọn sạch sẽ tránh trường hợp bị gió thổi làm bám ngược lên bề mặt đã xả nhám.
Thời gian này chủ đầu tư nên lựa chọn màu sắc và chủng loại của sơn phủ.
2.2. Lớp sơn lót
Lớp sơn lót có tác dụng là tăng cường khả năng chống thấm, ngăn chặn tác động ngoài như bụi bẩn, rêu mốc… làm ảnh hưởng đến tính mỹ quan của ngôi nhà.
Khi sơn lót, bạn có thể tìm đến sản phẩm sơn lót của Sơn Zpaint. Các sản phẩm Sơn Paint này có công thức riêng biệt với mục đích hỗ trợ sơn phủ bề mặt, tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ và chống kiềm hóa vượt trội với sự gia tăng hơn 40% lượng nhựa Acrylic, tăng cường khả năng chống thấm, rêu mốc, ngăn chặn sự phai màu.
Quy trình sử dụng sơn lót như sau:
– Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
– Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Nhưng không quá 02 lớp.
– Dùng chổi,con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.
Khuyến cáo :
Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
Phía bên kia của tường cần ốp gạch nhưng chưa ốp tuyệt đối không được sơn.
2.2. Sơn phủ
Quy trình sơn phủ thực hiện như sau:
- Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo bề mặt khô thoáng, ổn định.
- Pha sơn phủ ngoại thất (hoặc nội thất): Phụ thuộc vào từng loại sơn ngoại thất (hoặc nội thất), bạn có thể dùng nước để pha loãng thêm 15% dung tích và trộn đều hỗn hợp hoặc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiến hành sơn phủ lần 1: Dùng con lăn nhẹ nhàng để cho lớp sơn phủ đều, bề mặt sơn được mịn màng, đồng đều.
- Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Tiến hành sơn phủ lần 2: Sau thời gian để khô thì sơn lớp sơn phủ thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất, đảm bảo bề mặt đồng đều.
- Để khô: Để khô từ 2 – 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Kiểm tra: Kiểm tra xem bề mặt có láng mịn, màu sắc đồng đều hay không. Nếu không cần thi công thêm để đảm bảo tính che phủ cao nhất.
- Hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn (ở 25 độ C trong 7 ngày)
Trên đây là những chia sẻ về quy trình sơn chỉn chu, nghiêm ngặt nhất để giúp công trình đẹp mãi với thời gian. Hy vọng sẽ hữu ích dành cho khách hàng để bạn có thể sở hữu những công trình chất lượng nhất!
ZPaint – Điểm tô cuộc sống
Liên hệ tư vấn:
Hotline: 0859 510 999
Add: Tầng 20, Tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Facebook: ZPaint Vietnam – Điểm tô cuộc sống
Website: www.zpaint.com.vn
Sản phẩm của Tập đoàn Zinca Việt Nam – Một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất Vật liệu xây dựng